• Cây nhân sâm tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch

  • Nhân sâm nghìn năm tuổi

  • Tận hưởng cuộc sống vật chất và tinh thần

  • Sử dụng Nhân sâm tăng cường sức khỏe

  • Nhân sâm duy trì cân bằng vi chất trong cơ thể

Thứ Hai, 16 tháng 12, 2013

Nhân sâm Campanumoe Javanica Blume, thuộc họ hoa chuông - Campanulaceae

Nhân sâm Campanumoe Javanica Blume, thuộc họ hoa chuông - Campanulaceae


Vô tình gặp “quý nhân” mách bảo, anh Nguyễn Phú Tuấn đã trồng thành công gần 10 ha thượng đảng nhân sâm (đảng sâm, phòng đẳng sâm) trong Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà.

Duyên sâm


Theo chân anh Nguyễn Phú Tuấn (50 tuổi, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) vào khu vực Vườn quốc gia (VQG) Bidoup - Núi Bà (Lâm Đồng), chúng tôi bất ngờ khi nhìn thấy một “cánh đồng sâm” mênh mông xanh tốt. Anh Tuấn kể, đầu năm 2009, vợ chồng anh chuẩn bị triển khai dự án trồng rau trên diện tích đất được giao tại VQG. Qua một người bạn, anh gặp PGS-TS Trần Công Luận, Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TP.HCM đang thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học về cây dược liệu tại Lâm Đồng (trong đó có cây sâm tự nhiên này). Qua trao đổi, thấy anh đam mê trồng cây dược liệu, TS Luận rủ tham gia cộng tác nhân giống và trồng cây thượng đảng nhân sâm tại nông trại của gia đình. Từ thông tin của vị TS này, anh Luận tìm hiểu thêm và biết được đây là cây dược liệu quý, có tên khoa học là Campanumoea javanica Blume, thuộc họ hoa chuông (campanulaceae) và có tên khác là: phòng đẳng sâm, đảng sâm mà trong Đông y hay sử dụng nên quyết định "lao" vào cây sâm này.



Anh Nguyễn Phú Tuấn vui mừng với kết quả thu hoạch - Ảnh: G.B


Tháng 3.2009, anh bắt đầu trồng thử nghiệm 1.000 cây giống ban đầu trong nông trại của mình nhưng được một thời gian ngắn thì cây rụi lá chết dần, chỉ còn sống khoảng 50 cây. Anh tìm đến các nhà khoa học, các chuyên gia dược liệu mới biết, do việc làm đất không đủ độ tơi xốp và lên luống quá thấp trong khi lại tưới nước nhiều nên cây bị ngập úng mà chết. Từ 50 cây còn lại anh đem tách chồi, đưa vào vườn ươm, vừa nhân giống vừa trồng, cuối cùng cây thượng đảng nhân sâm cũng đã phủ kín gần 10 ha đất trong nông trại của anh. Được chăm sóc đúng kỹ thuật, cây đảng sâm tỏ ra rất thích hợp với vùng đất này nên phát triển tốt. Cuối năm 2011 anh bắt đầu thu hoạch, năng suất khoảng 2 tạ/ha.

Chuẩn bị sẵn cây giống, thu hoạch xong luống nào là anh tiến hành làm đất và trồng lại nên vườn sâm luôn được thay thế kịp thời. Vui mừng với thành quả đạt được, anh Tuấn liền đưa củ sâm đi kiểm nghiệm với kết quả hàm lượng saponin toàn phần (hoạt chất chính tạo nên công dụng của sâm) đạt 6,37% (chuẩn là 3%). Đầu năm 2012, chị Huỳnh Thị Bích Thu (vợ anh Tuấn), Giám đốc Công ty TNHH Cao Lâm đã công bố sản phẩm củ sâm tươi này do công ty của gia đình sản xuất đảm bảo chất lượng. Sau đó, Sở Y tế Lâm Đồng đã cấp giấy chứng nhận (thời hạn 3 năm) cho sản phẩm phù hợp với các quy định hiện hành về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm và được phép lưu hành nếu thương nhân bảo đảm sản phẩm đạt chất lượng như đã công bố. Tháng 3.2012, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lâm Đồng cũng cấp giấy chứng nhận củ sâm tươi của công ty gia đình anh Tuấn đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm để sản xuất, kinh doanh (cũng thời hạn 3 năm).

Cây sâm của người nghèo



Có được sản phẩm đủ chất lượng cùng với “giấy thông hành” được cấp, anh Tuấn đưa củ sâm về các siêu thị, cửa hàng lớn ở TP.HCM và các tỉnh khác tiêu thụ hoặc bán cho công ty dược với giá từ 300.000 - 1 triệu đồng/kg. Nhưng đó không phải mục tiêu lớn nhất của anh Tuấn. “Trong đầu tôi luôn suy nghĩ, tại sao mình trồng được sâm tốt mà lại phải mua sâm ở nước ngoài với giá một bình rượu mất cả hơn chục triệu đồng?

Sao mình không trồng thành cây thương phẩm rồi phân phối ra thị trường với giá thành phù hợp sao cho dân ta ai cũng được dùng sâm để bồi bổ sức khỏe như món ăn thường xuyên trong mọi gia đình?”, anh Tuấn tâm sự. Hiện anh đang thực hiện nghiên cứu bảo quản sau thu hoạch và chế biến đảng sâm nhằm tạo ra các sản phẩm đa dạng, đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, dược phẩm. Đồng thời sẽ đẩy mạnh đầu tư trồng cây đảng sâm này theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao đạt tiêu chuẩn VietGAP, xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc và hướng đến hạ giá thành củ tươi còn khoảng một vài trăm ngàn đồng/kg.

PGS-TS Trần Công Luận, Giám đốc Trung tâm sâm và dược liệu TP.HCM, cho hay do tình trạng phá rừng và thu hái cạn kiệt nên đảng sâm đang có nguy cơ tuyệt chủng trong tự nhiên, và hiện loài này đã nằm trong sách đỏ Việt Nam. Trung tâm đã từng phân tích về chất lượng của đảng sâm trồng ở chỗ anh Tuấn, cho thấy chất lượng đạt khá tốt. “Đảng sâm được mệnh danh là sâm của người nghèo được dùng từ thời danh y Lý Thời Trân ở Trung Quốc (đời Minh).

Điều này là do đảng sâm dễ trồng, khoảng 3 năm tuổi thì thu hoạch và rẻ tiền hơn nhân sâm (sâm Hàn Quốc). Tuy không quý bằng nhân sâm nhưng rễ đảng sâm (bộ phận chủ yếu dùng làm thuốc) cũng có tác dụng tương tự nhân sâm như: bổ, tăng lực và chống stress. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy rễ đảng sâm cũng có tác dụng hạ đường huyết, điều hòa miễn dịch như nhân sâm và sâm Ngọc Linh. Hiện nay rễ đảng sâm được dùng khá phổ biến trong các bài thuốc bồi bổ cơ thể, chữa suy nhược, ho nhiều đờm, vàng da...”, TS Luận cho biết thêm.


Gia Bình
Nguồn: Thanh niên
Read More

Thứ Ba, 6 tháng 8, 2013

Cây nhân Sâm là cây gì

Cây nhân Sâm là cây gì

NHÂN SÂM
( PANAX GINSENG C. A. Mey )

Mô tả cây : Cây nhân sâm là một cây sống lâu năm, cao chừng 0,6m. rể mẫm thành củ to. Lá mọc vòng, có cuống dài, lá kép gồm nhiều lá chét mọc thành hình chân vịt. Nếu cây mới được một năm thì cây chỉ có một lá với 3 lá chét, nếu cây nhân sâm được 2 năm cũng chỉ một lá với năm lá chét. Nếu 3 năm thì có 2 lá kép, 4 năm có 3 lá kép. Nếu 5 năm trở lên thì có 4-5 lá kép, tất cả đều có 5 lá chét hình trứng, mép lá chét có răng cưa sâu.




Bắt đầu từ năm thứ 3 trở đi, cây nhân sâm mới có hoa, kết quả. Hoa xuất hiện vào mùa hạ. Cụm hoa hình tán mọc ở đầu cành, hoa màu xanh nhạt, 5 cánh hoa, 5 nhị, bầu hạ 2 núm. Quả mọng hơi dẹp to bằng hạt đậu xanh, khi chín có màu đỏ, trong chứa 2 hạt. Hạt cây sâm năm thứ 3 chưa tốt. Thường người ta bấm bỏ đi đợt cây được 4-5 năm mới để ra quả và lấy hạt làm giống. 

Thành phần hoá học : Thân rể và củ chứa 32 hợp chất soponin triterpen, trong đó có 30 chất là saponin dammaran, là thành phần hoạt chất có tác dụng sinh học chủ yếu của sâm. Hàm lượng saponin toàn phần rất cao đến 10,75% ở thân rể cây mọc hoang. Còn có 7 hợp chất polyacetylen, 17 acid béo trong đó có acid palnitic, stearic, oleic, linoleic và linolenic, 17 acid amin trong đó có đủự 8 loại acid amin cần thiết cho cơ thể, 20 nguyên tố di lượng trong đó có Fe, Mn, Co, Se, K. các thành phần khác là glucid, tinh dầu. Trong thân rể tươi có daucosterol.


Tính vị, tác dụng : Vị đắng, không độc. Có tác dụng kích thích nhẹ ở liều lượng thấp làm tăng vận động, tăng trí nhớ, nhưng tác dụng ức chế ở liều lượng cao đối với hệ thần kinh, làm tăng sinh lực chố lại sự mệt mỏi, giúp hồi phục sức lực, làm tăng sự thích nghi của cơ thể trước những bất lợi của điều kiện môi trường sống, tác dụng bảo vệ tế bào giúp hồi phục số hồng,bạch cầu bị giảm, tác dụng tăng nội tiết tố sinh dục, tác dụng kháng viêm, tác dụng điều hoà hoạt động của tim, tác dụng hạ cholesterol máu, chống xơ vữa động mạch, tác dụng giải độc gan và tác dụng kháng khuẩn nhất là đối với Streptococcus gây bệnh viêm họng.

Công dụng : Thân rể và rể củ có thể dùng làm thuốc bổ, tăng lực, chống suy nhược, hồi phục sức lực bị suy giảm, kích thích nội tiết sinh dục, tăng sức chịu đựng, giải độc và bảo vệ gan, điều hoà thần kinh trung ương, điều hoà tim mạch, chống xơ vữa động mạch, giảm đường huyết. Lại có thể dùng làm thuốc trị viêm họng.

Cây Nhân sâm là cây thuốc quý, thuộc họ Ngũ gia bì. Nó được trồng lớn ở Triều Tiên, Trung Quốc, Nhật Bản, Cộng hoà liên bang Nga và Hoa Kỳ. Ở nước ta có trồng thử nhưng chưa thành công. Nhân sâm ưa khí hậu lạnh mát quanh năm và là cây sống trong bóng râm. Nó sẽ chết khi trồng ở nơi có nhiệt độ thường xuyên trên 30 độ C.

Còn ở nước ta có cây Sâm tam thất cùng họ với Nhân sâm và cũng bổ như Sâm, do đồng bào H’mông ở Hà Giang, Lao Cai, Cao Bằng trồng trên vùng núi cao và phải làm giàn để che cẩn thận. Nước ta còn có cây Sâm Ngọc Linh thuộc tỉnh KonTum có độ cao từ 1500m trở lên so với mặt biển. Hiện nay 2 tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng và Kon Tum đang tổ chức trồng lớn ở vùng núi cao đó.

Đôi nét về cây sâm Ngọc Linh


Cây sâm Ngọc Linh (hay sâm K5, sâm Việt Nam, củ ngãi rợm con) được Đoàn điều tra dược liệu Khu 5 do dược sĩ (DS) Đào Kim Long làm trưởng đoàn phát hiện lần đầu vào năm 1973 tại huyện Đăk Tô (Kon Tum). Đây cũng là loài nhân sâm thứ 20 được tìm thấy trên thế giới. Theo đánh giá của TS Trần Chí Liêm (Thứ trưởng Bộ Y tế): “Đây là cống hiến quan trọng cho khoa học, bổ sung tri thức mới về vùng phân bố chi Panax xuống tới vĩ tuyến 15 và bổ sung cho chi Panax họ Araliaceae một loài mới”. Sâm Ngọc Linh trong tự nhiên phân bố chủ yếu xung quanh vùng núi Ngọc Linh (thuộc huyện Trà My, Quảng Nam và Đăk Tô, Kon Tum) ở độ cao 1.500m trở lên. Loại cây này sinh trưởng chậm, phải nhiều năm mới đạt khối lượng có thể sử dụng.

Thời chiến tranh, sau khi sâm Ngọc Linh được phát hiện, Khu uỷ Khu 5 đã chỉ đạo Ban Dân y bí mật bảo vệ và khai thác, giao cho xưởng Dược Trung Trung Bộ chế biến làm thuốc phục vụ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân; đồng thời gửi mẫu ra Bộ Y tế, Viện Dược liệu Hà Nội nghiên cứu. Sau ngày giải phóng, việc nhiều công trình nghiên cứu xác nhận sâm Ngọc Linh có tác dụng chữa nhiều loại bệnh và phục hồi sức khoẻ đã giúp đồng bào dân tộc vùng núi này đổi được vật dụng gia đình, thực phẩm...

TS Nguyễn Bá Hoạt, Viện phó Viện Dược liệu VN cho hay, nghiên cứu dược lý thực nghiệm sâm Ngọc Linh đã chứng minh tác dụng chống stress vật lý, stress tâm lý và trầm cảm, kích thích hệ miễn dịch, chống oxy hoá, lão hoá, phòng chống ung thư, bảo vệ tế bào gan... Nghiên cứu dược lý lâm sàng của sâm Ngọc Linh cũng cho kết quả: bệnh nhân ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và thể lực cải thiện, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người bị huyết áp thấp... Những năm 80, trên thị trường tự do giá sâm Ngọc Linh tương đương giá sâm Triều Tiên. Vào những năm 90, giá sâm Ngọc Linh đắt hơn sâm Triều Tiên nhiều lần. Hiện nay, do khan hiếm nên giá sâm Ngọc Linh tại Đăk Tô là 6 – 7 triệu đồng/ 1kg củ khô, tương đương 400 USD. Tuy vậy, việc khai thác, mua bán và sử dụng tràn lan, chưa có quy định quản lý, bảo vệ cùng các chính sách, giải pháp đầu tư, quy hoạch phát triển khiến trên 108 vùng sâm mọc tự nhiên giữa Quảng Nam và Kon Tum bị cạn kiệt, thậm chí có nguy cơ tuyệt chủng; kéo theo là hàng ngàn ha rừng nguyên sinh bị tàn phá!

Nguy cơ tuyệt chủng đã qua, nhưng còn nhiều vấn đề đặt ra!

Trước tình hình đó, Chính phủ đã quyết định thành lập “vùng cấm quốc gia” ở vùng sâm mọc tập trung tại 2 tỉnh này và xếp sâm Ngọc Linh vào danh sách các loại cây cấm khai thác, mua bán... Hiện ở Kon Tum và Quảng Nam, số hộ dân trồng và bảo vệ cây sâm tự nhiên không nhiều, hầu như không kiểm soát được. Quảng Nam đã duy trì Trại nuôi trồng và phát triển dược liệu Trà Linh (Trà My), đang quản lý điểm trồng sâm trên 3 ha với hơn 270.000 cá thể, trong đó gần 100.000 cây đang ra hoa đậu quả (cây trên 4 tuổi); đồng thời gieo ươm 50 -70 ngàn cây giống/năm.


Tại Kon Tum, Lâm trường Ngọc Linh đang lưu giữ 4.000m2 cây sâm ở xã Măng ri (Đăk Tô) nhưng trồng không đúng kỹ thuật nên cây còi cọc, ra hoa đậu quả không đáng kể nên chưa sản xuất được giống. Theo TS Nguyễn Bá Hoạt: “Sâm Ngọc Linh chỉ mới ra khỏi nguy cơ tuyệt chủng, độ an toàn thấp, cần sớm có giải pháp đầu tư phát triển bền vững cho công nghiệp dược phẩm và xuất khẩu”. Ông cho rằng, việc nghiên cứu đưa sâm Ngọc Linh thành cây trồng chính cho vùng cao, khai thác lợi thế khí hậu, đất đai để trồng sâm theo hướng sản xuất hàng hoá và tạo vùng nguyên liệu là vấn đề thiết thực để xoá đói giảm nghèo cho đồng bào, trực tiếp bảo vệ rừng đầu nguồn, trường sinh thái và đảm bảo an toàn cho loài cây đặc sản này.



Cây nhân sâm là một loại lâm sản ngoài gỗ.vì sử dung sản phẩm từ nhân sâm là thân và rễ không có nguồn gốc bằng gỗ.


Read More

NHÂN SÂM "THƯỢNG PHẨM" THẦN DƯỢC HÀNG ĐẦU

NHÂN SÂM "THƯỢNG PHẨM" THẦN DƯỢC HÀNG ĐẦU

NHÂN SÂM "THƯỢNG PHẨM" THẦN DƯỢC HÀNG ĐẦUTừ ngàn xưa, Nhân sâm đã được xem là dược phẩm quý hiếm chỉ xuất hiện trong các yến tiệc quan trọng. Trong những năm gần đây, Nhân sâm đã dần trở nên phổ biến và được đông đảo người dùng yêu thích nhờ những tính năng cộng dụng thần kỳ.

Công dụng thần kỳ của Nhân sâm.



Theo y học cổ truyền Nhân sâm là dược liệu hàng đầu trong tứ bảo (sâm, nhung, quế, phụ) và được ghi vào loại “thượng phẩm”,  đại bổ nguyên khí, ích huyết, sinh tâm, định thần, ích trí. Với những công năng tuyệt vời đó mà nhân sâm hiển nhiên có tên đầu trong nhóm thuốc bổ thượng phẩm của dòng “bổ khí”.

Các nghiên cứu mới nhất của nền y học hiện đại đã chứng minh: Nhân sâm có thể điều hòa lượng đường trong máu ngăn chặn nguy cơ tiểu đường. Điều trị chứng mất ngủ, cũng như có tác dụng làm mạnh tim, thông mạch lợi tiểu, tăng sự thèm ăn thúc đẩy quá trình trao đổi chất sinh trưởng và phát dục, nâng cao khả năng chống bệnh tật. Hiện nay, Nhân sâm đang được các viện y học trên thế giới tiến hành nghiên cứu tác dụng của loại linh dược thần kỳ này trong việc ngăn chặn và điều trị ung thư.

Vì sao nhân sâm Hàn Quốc được đánh giá cao?


NHÂN SÂM "THƯỢNG PHẨM" THẦN DƯỢC HÀNG ĐẦU

Nhân sâm chỉ mọc tự nhiên ở Bắc bán cầu, tại Bắc Mỹ và Các nước Đông Á. Nơi có điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu phù hợp để Nhân sâm sinh trưởng và phát triển tốt. Dù có nhiều nước trên thế giới trồng sâm nhưng trong lịch sử y học cổ truyền Nhân sâm Hàn Quốc được biết đến như một loại nhân sâm thượng hạng hàng đầu thế giới với các chủng loại khác hẳn các loại nhân sâm khác. Sở dĩ có được điều này là do:

Hàn Quốc được được thiên thiên ưu đãi cho điều kiện địa lý tốt, môi trường lý tưởng cho Nhân sâm sinh trưởng và phát triển. Sâm Cao Ly chủ yếu trồng ở vùng đất có vĩ độ 36-38 độ, có thời kỳ sinh trưởng lâu hơn so với các loại nhân sâm khác, làm cho nhân sâm phát triển đầy đủ, vì thế các thành phần cấu tạo bên trong nhân sâm rắn chắc, đồng đều, luôn có mùi thơm đặc trưng. Ngoài ra trong quy trình trồng, chăm sóc và thu hoạch Nhân sâm Hàn Quốc luôn được kiểm duyệt chặt chẽ từ quy mô trồng trọt cho đến quy trình chế biến theo một dây chuyền công nghệ nghiêm ngặt khép kín không làm mất đi thành phần Saponin. Đây được coi là một thành phần chính làm nên giá trị của nhân.

Để Nhân sâm phát huy tối đa hiệu quả sử dụng?


Hiện nay trên thị trường tình trạng Nhân sâm Hàn Quốc đang được làm giả, làm nhái dưới mọi hình thức. Vậy nên khi có nhu cầu sử dụng người dùng cần tìm mua tại các đại lý uy tín được ủy quyền phân phối các dòng Nhân sâm chính hãng. Khi tiến hành chế biến nên lưu ý để tránh làm mất đi các dược tính của Nhân sâm. Chỉ nên sử dụng Nhân sâm vào buổi sáng hoặc trưa, không nên sử dụng vào buổi tối vì sâm có thể kích thích thần kinh khiến người dùng khó ngủ. Ngoài ra không nên sử dụng sâm quá lâu, cần dừng lại một thời gian để sâm có thể phát hấp thụ và phát huy công dụng.

Read More

Nhân sâm bổ như thế nào ?

 Nhân sâm bổ như thế nào ? 

Dưới đây là thông tin của một loại sâm quý hiếm trên 20 năm tuổi được tìm ở Đak Nông. Phần bài viết và video clip phía bên dưới sẽ giúp bạn hiểu nhân sâm bổ như thế nàotác dụng của Nhân sâm.

Cây nhân sâm được đào 20-1-2013 ngày trên 1 đồi núi đá ở xã nâm nung- huyện krongno- daknong. Nay được chuyển về sài gòn. là loại cây dây leo, chất dịch bên trong thân rất nhầy, theo 1 số chuyên gia đi rừng khẳng định cây là loại quý hiếm và bổ dưỡng hơn nhiều lần sâm hàn quốc, sâm ngọc linh và cây có số tuổi trên 20 năm. cả củ và cành lúc tươi là 1,8kg. độc củ nặng 900g. thuộc dòng quý hơn nhiều loại để làm hồng sâm. nay có nhu cầu bán vì không hiểu biết về tác dụng của nó và cũng không có nhu cầu sử dụng. ai có nhu cầu mua liên hệ: 0989 039 965


   


Nhân sâm đối với sức khỏe con người - nhân sâm hàn quốc 






Nhân sâm bổ như thế nào ? 

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm mang tên sâm: từ trà sâm đến sâm nguyên củ, từ rượu bổ sâm đến nhiều loại thuốc chứa sâm... Điều người tiêu dùng quan tâm là sâm thật, sâm giả, sâm tốt nhiều, sâm tốt ít.... Vì thế xin được hỏi: Sâm bổ như thế nào? Có bao nhiêu lọai sâm? Ai dùng cũng được hay có kiêng kỵ gì không?

Từ xa xưa, sâm đã được sử dụng như là phương thuốc thần hiệu trị được nhiều bệnh và đứng hàng đầu trong bốn vị thuốc bổ của đông y, đó là sâm, nhung, quế, phụ. Vào thế kỷ thứ 16, danh y Lý Thời Trân của Trung Quốc đã thí nghiệm tác dụng của sâm bằng cách xem nhịp thở của hai người cùng chạy vài dặm đường. Kết quả, người có ngậm sâm thì nhịp thở vẫn bình thường (nghĩa là cơ thể không mệt) trong khi người không ngậm sâm thì nhịp thở dồn dập...

Ngày nay các công trình nghiên cứu khoa học cho thấy tính chất dược lý của sâm rất đa dạng như :

- Gia tăng sự hồi phục các chức năng của cơ thể, được xem là loại thuốc bổ toàn diện.
- Tác dụng chống lão hóa tế bào, thúc đẩy quá trình sinh tổng hợp protein của tế bào mới. Do đó người xưa cho rằng sâm là vị thuốc "cải lão hoàn đồng".
- Kích thích cơ chế miễn dịch của cơ thể, giúp chống lại bệnh nhiễm trùng, là phương thuốc phòng bệnh.

Theo PGS Nguyễn Viết Tựu thì sâm không có giá trị cung cấp năng lượng và các chất liệu để bồi bổ cơ thể mà đóng vai trò một chất xúc tác vạn năng, một "điều phối viên" sẵn sàng làm nhiệm vụ điều hoà một khi các chức năng bị suy giảm, rối loạn, nhất là vào những "thời điểm nguy hiểm" để lập lại sự cân bằng, duy trì sự ổn định các chức năng của cơ thể. Vì thế người còn trẻ chưa nên dùng sâm.

CÓ BAO NHIÊU LOẠI SÂM?

So sánh chất lượng nhân sâmbáo giá nhân sâm Đà Lạt:
Phone: Anh Thành: 
Email:  - Support: 16/24/7/365


Sâm trồng tại xứ Cao-Ly (Triều Tiên) được đánh giá là tốt nhất. Người ta đã thử lấy giống sâm Hàn Quốc đi trồng ở nơi khác với cấu tạo đất và điều kiện khí hậu tương đương (sâm Hoa kỳ) nhưng vẫn không có được sản phẩm tốt tương đương.

Sâm tốt là nhân sâm Triều Tiên (Panax Ginseng C.A.Meyer) được thu hái từ năm thứ sáu, khi hái không làm rễ bị đứt. Hai loại nổi tiếng nhất là:

- Hồng sâm: là những củ sâm to nhất, màu trắng ngà còn nguyên rễ nhỏ, màu đẹp, giống hình người (vì thế có tên là nhân sâm). Hồng sâm lại chia làm nhiều loại theo trọng lượng.

- Bạch sâm là sâm tốt nhưng không đạt tiêu chuẩn như hồng sâm.

Ngoài ra còn có sâm của nhiều nước khác trên thế giới như Liên xô (cũ), Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa kỳ... Tại Việt Nam, có hai loại sâm được sắp vào loại sâm thật, đó là sâm Việt Nam (Panax Vietnamensis) còn gọi là sâm K5 và sâm Tam thất (Panax pseudogingseng) mà các sản phẩm đặc chế từ hai loại sâm này đang được nhiều người tín nhiệm.


CÁC DẠNG THUỐC SÂM



Ngoài sản phẩm hàng đầu là sâm củ, Hàn quốc tận dụng thế mạnh để sản xuất nhiều dạng thuốc chứa sâm như sâm lát (ngậm hoặc pha trà), trà sâm (hoà tan), thuốc bổ đa sinh tố kết hợp với sâm, rượu bổ sâm... Ngoài ra còn có các thức ăn bổ dưỡng (health food) chứa sâm.

Việt Nam cũng khai thác rất nhiều các loại thuốc chứa sâm như sâm nhung đại bổ, sâm qui tinh, đại bổ trường sinh tửu, sâm kỳ bá bổ tinh, sâm nhung kiện lực
Read More

Thứ Hai, 5 tháng 8, 2013

MC Thanh Bạch: Bí quyết uống nước lá cây nhân sâm để giữ giọng

MC Thanh Bạch: Bí quyết uống nước lá cây nhân sâm để giữ giọng

Nếu bất ngờ bị khan tiếng, Thanh Bạch thường dùng lá cây Nhân Sâm hay bán ở những tiệm thuốc bắc, pha uống như pha trà vào buổi tối trước khi ngủ và sáng thức dậy.

Nghệ sĩ Thành Lộc không bao giờ uống nước đá, MC Lê Anh thỉnh thoảng nhấp một chút nước, BTV Quang Minh uống nước giá đỗ trần thường xuyên…

Đó là những bí quyết để giữ gìn chiếc cổ họng của những người nổi tiếng khi công việc của họ thường xuyên phải nói nhiều.

Xem thêm: Nhân Sâm bổ như thế nào

Bí quyết uống nước lá cây nhân sâm
MC Thanh Bạch: Bí quyết uống nước lá cây nhân sâm để giữ giọng

MC Thanh Bạch: Dùng lá cây nhân sâm pha uống


Là một MC “lão thành” và khá đắt sô, nghệ sĩ Thanh Bạch chia sẻ, “với tôi, được nói trước công chúng đồng nghĩa với việc được chia sẻ sự yêu thương và niềm vui với mọi người. Nhưng nó không đồng nghĩa với việc mình sẽ nói nhiều ở ngoài đời.

So sánh chất lượng nhân sâmbáo giá nhân sâm Đà Lạt:
Phone: Anh Thành:
Email:  - Support: 16/24/7/365

Xem thêm: Nhân Sâm, thượng phẩm hàng đầu

Thường thì trong một tuần hoặc tháng, tôi luôn dành trọn một ngày “tịnh khẩu”. Tức là hạn chế tối đa việc nói năng, chỉ nói khi cần thiết và luôn đi liền với chánh niệm. Tịnh khẩu là một phương pháp thực tập rất sâu sắc chứ không phải là chuyện cấm nói. Điều này giúp tôi cảm nhận cuộc sống khác hơn. Những lúc như vậy, nhiều người lại bảo tôi, chắc để dành giọng lên sân khấu mới nói”.

Thanh  Bạch cũng cho biết, đặc thù công việc của một MC thì việc gặp  sự cố bất ngờ với giọng nói là điều dễ hiểu. Nếu bất ngờ bị khan tiếng, Thanh Bạch thường dùng lá cây Nhân Sâm hay còn gọi là Dành Sấm Diệp, hay bán ở những tiệm thuốc bắc, pha uống như pha trà vào buổi tối trước khi ngủ và sáng thức dậy.

Xem thêm: Ngày xuân nói chuyện củ nhân sâm
Cách khác ít đắng hơn, là dùng lá Cánh Kiến mua ở  nhà thuốc Đông Y nấu với 1 trái chuối sứ chín muồi. Chuối ngọt sẽ dễ uống hơn. Những cách trên, áp dụng rất hiệu quả. Nhưng cũng còn cơ địa mỗi người. Ngoài ra, cách thở, ăn uống , ngủ nghỉ… cũng rất quan trọng để giữ giọng.

Theo dinhduong.com.vn
Read More

    Danh mục Nhân Sâm

    Ai mua Nhân Sâm